CHIA SẺ

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

CÁC GIỐNG ĐIỀU NĂNG SUẤT CAO

Điều Giống, đặc biệt là Điều Ghép chất lượng tốt là loại cây phát triển nhanh và mang lại năng suất cao cho bà con. Bởi vậy điều trở thành cây giống chủ lực để bà con xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết ngày hôm nay sẽ đưa ra một số giống điều năng suất cao để giúp bà con dễ dàng hơn trong việc lựa chọn giống Điều.


Cây giống Điều có năng suất cao

Đặc điểm chung của cây Điều Giống

Điều là cây vùng nhiệt đới, cây lâu năm. Cây Điều có khả năng thích ứng rộng, thích ứng được cả trong điều kiện khắc nghiệt khác nhau, cây có thể phát triển ở nhiệt độ cao.

Không những thế, cây còn có bộ rễ phát triển nên có khả năng chống chịu hạn tốt hoặc nơi có đất đai bạc màu, đất cát và nhiều sỏi đá. Đồng thời cây cũng phát triển nhanh và cho năng suất cao.


Đặc điểm chung của cây Điều Giống

Với những đặc điểm này, điều trở thành giống cây được nhiều bà con lựa chọn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, để thực sự thu được năng suất cao từ cây Điều thì việc lựa chọn giống là vô cùng quan trọng.

Các giống Điều có năng suất cao

Hiện nay, có 3 giống Điều đem lại năng suất cao và có khả năng chống chịu được với thời tiết bất thuận được nhiều chuyên gia khuyên dùng, đồng thời cũng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của ngành điều Việt Nam như:

Giống Điều PN1: lá non có màu tím, lá khi già có màu xanh đậm. Hạt non có màu tím, khi già thì có màu xám trắng, vỏ mỏng. Giống cho năng suất: 2500 – 3000 kg/ha, kích cỡ hạt từ 160 đến 180 hạt/kg. Giống Điều này có khả năng thích nghi tại các tỉnh miển Đông Nam Bộ.

Giống Điều AB 29: lá khi còn non có màu xanh nhạt. Quả non màu xanh, khi chín thì có màu vàng. Hạt của giống này thì non có màu xanh, chính màu xám trắng, vỏ mỏng. Năng suất hạt đạt từ 3500 đến 4500kg/ha với kích cỡ hạt từ 140 đến 150 kg/hạt. Giống Điều này có khả năng phát chồi mạnh, thu được nhiều chồi ghép có khả năng nhân giống vô tính cao.

Giống điều AB05 – 08: lá non có màu xanh. Quả non thì có xanh, khi chín lại có màu đỏ. Hạt khi còn non có màu xanh, khi chín có màu xám xanh, vỏ mỏng. Năng suất hạt đạt 3000 đến 4000 kg/ha với kích cỡ hạt là 140 đến 150 hạt/kg. Tuy nhiên cây có nhược điểm là phát chồi chủ yếu do thời gian ra hoa kéo dài nên có rất ít mắt ghép để sản xuất giống ghép.


Điều là cây vùng nhiệt đới, cây lâu năm

Trên đây là một số các giống Điều cho năng suất cao được các chuyên gia về nông nghiệp tư vấn, bà con có thể căn cứ vào đó lựa chọn loại giống phù hợp để trồng trọt và chăm sóc.

Bên cạnh đó, ngoài trừ việc đã lựa chọn được giống cây trồng cho năng suất cao, bà con cũng nên chú ý đến địa chỉ mua giống cây uy tín, tránh mua tại các địa chỉ không đáng tin cậy, dẫn đến nguồn giống kém chất lượng, không đạt năng suất. Chúc bà con thành công!

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

VÌ SAO BÀ CON NÔNG DÂN THÍCH MUA GIỐNG ĐIỀU CAO SẢN

Điều Cao Sản là giống Điều ghép mới được tạo ra trong những năm gần đây. Giống Điều Cao Sản cho năng suất, sản lượng cao, chất lượng hạt tốt, có khả năng chống chịu được sâu bệnh và thời tiết xấu.


Giống Điều cao sản cho năng suất, sản lượng cao, chất lượng hạt tốt

Điều giống là cây trồng đạt năng suất, chất lượng và tiết kiệm chi phí

Điều Cao Sản có thân lùn, cành nhánh sum suê và khả năng đậu trái cao hơn hẳn so với Điều hạt (cây Điều truyền thống). Đây chính là lí do mà bà con thích mua loại Điều Cao Sản hơn những loại giống Điều thông thường.

Điều là giống cây lâu năm. Vì vậy, càng về sau, năng suất Điều càng giảm, diện tích cây già cỗi lớn. “Trẻ hóa” cây Điều là giải pháp cần thiết nhằm mục đích giữ vững diện tích, nâng cao năng suất và thu nhập cho người trồng.

Phương pháp ghép chồi đang được bà con nông dân áp dụng vì có nhiều ưu thế. Không chỉ rút bớt thời gian chăm sóc, tiết kiệm chi phí mà còn cho năng suất Điều cao hơn trước. Nhất là, với cây Điều ghép thì chỉ sau 2-3 năm là có một vườn điều mới mà không phải chặt bỏ những cây già cỗi.


Phương pháp ghép chồi đang được bà con nông dân áp dụng vì có nhiều ưu thế

Từ việc nhân giống Điều bằng phương pháp vô tính, người ta đã tạo ra và phát triển các giống Điều Cao Sản, cho năng suất cao hơn như PN1, AB29, AB05-08... Đây là những giống Điều cho năng suất và chất lượng cao, có thể chống chịu được với  sâu bệnh và thời tiết bất thường.

Những giống này đã được nghiên cứu và trồng thực nghiệm ở một số địa phương. Kết quả mang lại đều cao hơn giống Điều truyền thống. Đa số bà con đều hài lòng và tìm mua những giống Điều Cao Sản này.

Điều Cao Sản có hiệu quả kinh tế cao

Nếu so sánh cây Điều truyền thống (Điều hạt) với cây Điều Cao Sản (Điều ghép) thì trồng Điều Cao Sản hiệu quả và có lợi hơn rất nhiều. Trồng Điều hạt truyền thống thì từ khi trồng tới khi thu bói là 3 năm. Trồng Điều Cao Sản chỉ mất khoảng 18 tháng, hạt Điều ghép Cao Sản lại to hơn, bóng hơn, nếu chăm sóc tốt năng suất có thể đạt đến 3 tấn/ha/năm.


Điều Cao Sản có hiệu quả kinh tế cao

Thời gian gầy đây, Cây Xanh Gia Nguyễn liên tục nhận được đơn đặt hàng giống Điều ghép Cao Sản từ bà con trong tỉnh và kể cả các tỉnh lân cận. Đa số khách hàng sau khi trồng đều phản hồi tích cực về giống Điều Cao Sản. Chúng tôi vẫn tiếp tục cung cấp cây Điều giống chất lượng cao với số lượng lớn. Để đặt mua, hãy liên hệ ngay để được tư vấn.

Điều là cây trồng công nghiệp lâu năm, phải mất 1 năm trồng mới, 2 năm tỉa cành, tạo tán (3 năm cho thời kỳ kiến thiết cơ bản) và khai thác được khoảng 20 năm, lâu nhất có thể đến 50 năm. Chính vì thế, để có được vườn điều đạt năng suất cao và chất lượng tốt thì việc xác định giống Điều là cực kì quan trọng.

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

KỸ THUẬT GHÉP CÂY ĐIỀU MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO

Điều là một loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Đây cũng là giống cây xóa đói giảm nghèo hàng đầu đối với con người. Vì vậy, biết cách ghép điều đúng kỹ thuật giúp bà con tiết kiệm chi phí mua cây giống và nâng cao chất lượng cho cây con.


Kỹ thuật ghép cây Điều mang lại hiệu quả cao

Điều là cây giao phấn, nên nếu nhân giống bằng hạt cây giống sẽ phân ly mạnh, làm giảm năng suất, chất lượng, tính ổn định và độ đồng đều giữa các cá thể ở thế hệ sau. Do đó, nhân giống cây Điều bằng phương pháp ghép áp cho hiệu quả cao nhất.

Bài viết này, Cây Xanh Gia Nguyễn xin chia sẻ cùng bà con kỹ thuật cắt ghép cây Điều hiệu quả.

Tiêu chuẩn gốc ghép

Cây con ươm bằng hạt trong bầu được khoảng 45-60 ngày thì tiến hành nhấc rễ, loại bỏ các cây còi cọc. Sau đó để cây con ổn định khoảng 30 ngày thì tiến hành ghép.

Tiêu chuẩn cây ghép: Đường kính thân 7mm – 10mm, có 10-15 lá trở lên, khoảng 45-60 ngày tuổi.

Tiêu chuẩn chồi ghép


Tiêu chuẩn chồi ghép

Chồi ghép được lấy từ vườn nhân chồi ghép của các giống Điều tốt nhất đã được tuyển chọn và khuyến cáo. Thời gian tốt nhất để lấy chồi ghép là cây chuẩn bị phát đợt lá mới. Sau khi cắt chồi và tỉa bỏ phiến lá, giữ cho chồi tươi bằng cách bọc trong vải ẩm đặt vào thùng xốp chứa nước đá, đậy kín thùng xốp rồi đặt vào nơi thoáng mát.

Thời vụ ghép

Bà con nên ghép Điều vào buổi sáng, lúc trời mát. Bởi vì lúc này, cây đã hút đủ nước qua đêm, tốt nhất là 6 – 10 giờ sáng. Thời vụ ghép thích hợp là từ tháng 4 – 6 hàng năm.

Thao tác ghép áp Điều

+ Bước 1: Dùng dao ghép vạt xiên thân gốc ghép một mặt phẳng nghiêng dài khoảng 3-4 cm cách mặt bầu (mặt đất) từ 10-15cm, chừa 2-3 lá thật trên gốc ghép.


Thao tác ghép cây Điều

+ Bước 2: Dùng dao ghép vạt một mặt phẳng nghiêng trên chồi ghép tương tự như vạt gốc ghép.

+ Bước 3: Áp mặt cắt của chồi ghép và gốc ghép lại với nhau để có sự hợp nhất.
Nếu trường hợp đường kính của chồi ghép và gốc ghép chênh lệch nhau thì nên để cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép khớp vào nhau.

+ Bước 4: Dùng dây nilông quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi ghép.

*Lưu ý : Bà con nên quấn đây băng từ dưới lên và quấn kín cả chồi ghép, làm sao không để nước thấm vào được và phải vệ sinh sạch sẽ.

Chăm sóc cây ghép

Sau khi ghép cần được tưới nước đầy đủ. Đồng thời bà con nên thường xuyên tỉa chồi nách mọc ra từ lá của gốc ghép. Nếu dùng dây băng tự hoại thì chồi ghép sẽ tự xé dây ghép nảy chồi ra ngoài. Nếu dây băng dai thì dùng dao lam rạch nhẹ ở đỉnh chồi ghép để mở phần ngọn, khi thấy chồi ghép phình to và phát triển lá non.


Cách chăm sóc cây Điều

Thời điểm cây ghép có tầng lá đầu tiên phát triển hoàn chỉnh (thường từ 4-6 tuần kể từ lúc ghép) thì tiến hành đảo bầu (nhấc rễ) để chọn những cây phát triển kích cỡ như nhau xếp thành luống 4-6 hàng và che mát trong vài ngày đầu. Cây ghép có thể được tháo băng hoàn toàn sau 2-3 tháng kể từ khi ghép.

Trên đây là một số kỹ thuật cắt ghép cây Điều. Để được biết thêm chi tiết hãy liên hệ Cây Xanh Gia Nguyễn để được tư vấn nhiều hơn.

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

CÁCH ĐIỀU TRỊ SÂU PHÁ HOẠI CÂY ĐIỀU

Điều là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao cho bà con trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hiện tượng sâu phá hoại cây Điều là vấn đề mà bà con trồng điều đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi mới trồng, cây Điều cần phải được chăm sóc kỹ càng để phòng chống sâu bệnh gây hại.


Cách điều trị sâu phá hoại môi trường

Bài viết này Cây Xanh Gia Nguyễn sẽ chia sẻ một số loại sâu phổ biến gây hại cho cây Điều và cách điều trị, phòng tránh sâu bệnh cho cây Điều mới trồng.

Nguy hiểm hàng đầu là Sâu đục thân

Sâu đục thân là mối nguy hại lớn nhất cho cây Điều mới trồng, thông thường có 2 loại sâu đục thân sẽ gây ra những tổn thương cho cây Điều. Chúng sẽ phá hoại ở thân cây và cành Điều.

Sâu đục thân gốc: Trưởng thành là con xén tóc màu nâu đỏ, dài khoảng 5 – 6 cm. Con cái đẻ trứng vào các vết nứt trên thân gần gốc. Sâu non có màu trắng vàng nhạt đục vào bên trong thân cây và ăn vào tận trung tâm làm tắc nghẽn các mạch dẫn nhựa nuôi cành bên trên làm cho cây bị suy và chết dần dần.

Sâu đục thân cành: Xén tóc đen, có lốm đốm bông ở mặt lưng, dài khoảng 3 – 3,5 cm. Con cái đẻ trứng ở vỏ cây, thường là ở các nơi phân cành. Sâu non mới nở ra đục vào cành làm tắc mạch dẫn nên dần dần cành bị khô.


Sâu non mới nở ra đục vào cành làm tắc mạch dẫn nên dần dần cành bị khô

Phòng trừ: sâu đục thân và đục cành có vòng đời dài quanh năm. Loại này rất khó trị do nằm bên trong thân, cành hoặc rễ cây. Vì thế, bà con trồng điều nên cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm khi sâu mới đục ở phần vỏ và phòng trừ bằng các cách:

Bóc phần vỏ có dấu sâu đục hoặc vạt nơi sâu đục để bắt sâu non, nhộng và trứng, cưa bỏ và tiêu huỷ các cành bị sâu đục.

Sử dụng hóa chất: các dung dịch thuốc trừ sâu như: Sago-super 20EC, Dragon 585EC, Diaphos 50ND. . .

Quét vôi hoặc trộn Sago-super 3G hay Diaphos 10H với bùn loãng (gồm đất sét và phân trâu bò) với tỉ lệ 1:4 quét lên thân cây từ 1m trở xuống vào đầu mùa khô để ngăn chận sự đẻ trứng và ấu trùng xâm nhập.

Côn trùng chích hút

Bọ xít muỗi:  Xuất hiện quanh năm nhưng gây hại nặng vào cuối mùa mưa đến sau thu hoạch, cao điểm vào tháng 12 – 1 dương lịch.


Bắt công trùng chít hút

Nơi bị chích hút tiết nhựa màu trắng trong, lá non bị chích khô trắng lại và khó rụng, có khi khô cả chùm hoa, trái non rụng nhiều. Vết chích bị nấm phụ sinh tấn công nên có màu đen, rất dễ lầm với bệnh thán thư.

Bọ trĩ (Thrip): Bọ trĩ rất nhỏ, con trưởng thành rất nhỏ, dài khoảng 1mm, con non màu vàng nhạt, rất khó thấy bằng mắt thường. Bọ trĩ gây hại bằng cách cứa rách lớp biểu bì ở các bộ phận non và hút nhựa chảy ra, làm cho lá kém phát triển, có màu trắng bạc, hoa và trái non bị khô và rụng,…

Bọ trĩ có chu kì sinh sản ngắn, nên có rất nhiều thế hệ liên tiếp nhau gây hại nặng cho điều vào đầu mùa khô. Cao điểm vào tháng 12 – 2 lúc trời nắng nóng.

Rầy mềm (Aphid): Có dạng tròn lớn hơn hạt mè, màu hồng, có một lớp phấn trắng. Rầy bám thành từng mảng dày trên chồi lá, hoa, hoặc ở trái non để chính hút nhựa, sau đó chất thải của nó bị nấm ký sinh làm đen trái non và rụng.

Cách phòng trừ: 

Vệ sinh cỏ dại, cắt tỉa cành thông thoáng sau thu hoạch và trong mùa mưa nhằm chủ động hạn chế mật độ nhóm côn trùng chích hút khi điều ra bông-kết trái.


Cách phòng trừ sâu bệnh

Sử dụng các loại thuốc như: Secsaigon 10EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC…
Phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu và điều trị sớm.

Sâu hại lá Điều

Có độ phá hoại cây điều sau sâu đục thân và côn trùng là loại sâu hại lá và thường có 3 loại sâu hại lá như:

Sâu đục nõn lá: sâu rất nhỏ đục vào biểu bì lá non, tạo thành những vết phồng màu trắng.

Sâu róm đỏ: xuất hiện vào đầu mùa khô, có thể ăn trụi lá cả cây và gây ra dịch lớn.

Sâu kết lá: sâu nhả tơ kết lá thành tổ, xuất hiện nhiều vào đầu mùa khô.

Sâu kèn: thường nhả tơ kết dính thành tổ có dạng khác nhau tùy loại sâu sống bên trong, di chuyển cả tổ đi ăn phá lá, có thể gây dịch.

Ngoài ra, nhện đỏ, rệp sáp, bọ hung, sâu đo, mối… đôi lúc cũng gây hại cục bộ .

Cách Phòng trừ:

Có thể sử dụng những loại thuốc như: Secsaigon 10EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC… để phòng trị

Bọ vòi voi đục chồi (đục nõn):

Bọ nhỏ, 7-8 mm, màu đen, phần miệng kéo dài như vòi voi. Trưởng thành đẻ trứng, sâu chích hút chồi làm cây không phát triển được, sâu phá nhiều vào giai đoạn ra đọt non.


Cách trồng và diệt sâu bọ

Điều trị: Nên cắt bỏ, gom đốt các chồi hư. Khi mật độ nhiều có thể sử dụng các loại thuốc như Secsaigon 25EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC… để trị.

Trên đây là một số loại sâu gây hại phổ biến ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây Điều đặc biệt là cây điều mới trồng sức đề kháng còn yếu. Để có một vụ mùa bội thu, bà con nên tìm hiểu kĩ hơn về các giống sâu bệnh gây hại cho cây điều để chủ động phòng ngừa và có các biện pháp điều trị hiệu quả.

Hãy liên hệ với Cây Xanh Gia Nguyễn để được tư vấn thêm!

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY ĐIỀU GHÉP

Kỹ thuật chăm sóc Điều ghép là một trong những câu hỏi khách hàng thường nhờ cây Xanh Gia Nguyễn tư vấn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này giúp bạn.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Điều ghép

Điều là một trong những loại cây mang lại kinh tế cao cho người dân. Một trong số đó là giống cây Điều ghép. Điều ghép khắc phục những hạn chế của giống điều truyền thống. Đồng thời cũng dễ trồng, dễ chăm sóc và phát triển hơn.

Tuy nhiên, để chăm sóc tốt hơn giống Điều này, bà con nên tham khảo một số kỹ thuật chăm sóc cây Điều ghép. Cây Xanh Gia Nguyễn xin chia sẻ cùng bà con thông qua bài viết dưới đây.

Giai đoạn mới trồng cây Điều ghép

Sau khi ghép, cây con cần được tưới nước đầy đủ, tránh mặt bầu bị khô. Bà con có thể tưới nước bằng vòi phun hàng ngày để cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. Đồng thời, bà con nên tiến hành tưới nhiều hơn trong 2 – 3 ngày đầu.

Khi cây ghép đã bứt chồi, những tầng lá thứ nhất của cây phát triển kém, bà con có thể tưới phân NPK loại 16:16:8 với nồng độ 1 – 1,5%. Bà con cũng nên thường xuyên kiểm tra cắt bỏ các chồi mọc ra ở phía dưới vết ghép để cây phát triển nhanh hơn.


Giai đoạn trồng và ghép cây Điều

Thêm vào đó, nếu dùng dây băng tự hoại thì chồi ghép sẽ tự sinh trưởng làm rách  dây và nảy chồi ra ngoài. Trường hợp dây băng dài, bà con phải mở phần ngọn bằng cách dùng dao lam rạch nhẹ ở đỉnh của chồi ghép, khi thấy chồi ghép phình to và phát triển lá non.

Khi cây ghép có tầng lá đầu tiên phát triển hoàn chỉnh (thường từ 4-6 tuần) thì đảo bầu (nhấc rễ) để chọn ra những cây phát triển kích cỡ như nhau xếp thành luống 4-6 hàng và che mát trong vài ngày đầu.

Giai đoạn Điều ghép bắt đầu ổn định với môi trường mới

Khi mới trồng cần trồng cây chắn gió tạm thời để tránh gió mạnh làm long gốc ghép, nghiêng cây và gãy cành.

Trong thời gian cây non cần làm cỏ ngay trong gốc và làm cỏ 3-4 đợt /năm. Đặc biệt, cuối mùa mưa nên phát dọn sạch cỏ hoặc cày giữa các hàng Điều để ngăn ngừa cháy vườn vào mùa khô.

Diện tích còn lại có thể dùng để trồng xen cây ngắn ngày như đậu phụng, đậu nành, đậu xanh… Hoặc xen cây ngắn ngày, việc trồng xen cây công nghiệp lâu năm trong vườn Điều như Cà Phê, Ca Cao,… Như vậy, bà con vừa có thêm thu nhập lại  vừa cải tạo đất rất hiệu quả.


Giai đoạn Điều ghép bắt đầu ổn định với môi trường mới

Nên trồng cây ngắn ngày cách gốc Điều từ 1-1,5 m…. Mật độ cây trồng dài ngày xen thường từ 500-800 cây /ha (xen 2 hàng cà phê hoặc ca cao ở giữa hai hàng điều). Khi cây lớn thì nên tạo hình (bẻ chồi, tỉa cành, tạo tán) cho cây để ánh sáng xâm nhập sâu vào bên trong tán Điều, tăng độ thông thoáng, khả năng đậu trái và ít bị sâu hại tấn công.

Trên đây là một số kỹ thuật chăm sóc cây Điều ghép. Hi vọng bà con sẽ có một vườn Điều ghép tươi tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hãy liên hệ cho Cây Xanh Gia Nguyễn để được tư vấn thêm.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐIỀU

Ðiều được xếp vào Cây Công Nghiệp dài ngày, cho sản phẩm nhiều năm, nhân Điều cung cấp nguồn thực phẩm cao cấp giàu năng lượng cho nhu cầu của con người.

1. Yêu cầu sinh thái

Điều là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới vì vậy rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp và sương giá. Hơn nữa, Cây Điều là cây ưa sáng hoàn toàn và ra quả ở đầu cành nếu trồng ở mật độ quá dày cây sẽ cho năng suất quá thấp.

Cây Điều có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây chỉ sinh trưởng và cho năng suất cao ở những vùng có tầng đất sâu (3-6m), thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn với các bạn phương pháp trồng Cây Điều để tạo ra năng suất cao, ổn định.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Điều


2. Kỹ thuật trồng Điều

Thời vụ: Thời vụ trồng Điều tùy thuộc vào khí hậu, thời tiết từng vùng, bắt đầu vào mùa mưa, khi đã mưa đều, đủ ẩm.

Mật độ và khoảng cách trồng: Khoảng cách thích hợp để trồng Điều là cây cách cây 3m, hàng cách hàng 9m. Trồng điều theo hướng Bắc –Nam để cây nhận được nhiều ánh sáng nhất.

Đào hố: Hố đào theo yêu cầu kích thước 60 x 60 x 60cm trở lên. Sau khi đào xong cho một ít đất mặt xuống đáy hố trộn với phân chuồng hoại mục.

Trồng cây: Trước khi đặt cây dùng dao bén cắt đáy bầu theo chiều dọc để lấy túi bầu ra và rễ đuôi chuột. Đặt cây giữa hố, mặt bầu cây con ngang mặt đất hoặc thấp hơn một chút (khoảng 5-10cm) dùng tay lấp đất, nén nhẹ quanh bầu để khỏi vỡ bầu và vun đất xung quanh giữ cây. Dùng cây cắm, cột giữ yên cây không để gió lay gốc.

3. Chăm sóc

Cây Điều sau khi trồng cần được theo dõi và chăm sóc cẩn thận để tạo cho cây khả năng trưởng thành tốt nhất. Chú ý thoát nước vào mùa mưa, tưới tiêu đủ vào mùa khô. Đối với cây con tưới đều 1 lần/tuần,20 lit/cây. Đối với cây 2 năm tuổi nên tưới 50lit/cây.

Trồng xen lẫn các loại Cây Lương Thực khác trong vườn để giữ độ ẩm, chống xói mòn. Làm cỏ thường xuyên vào mùa mưa vào mùa khô không nên để đất trồng, tỉa cành đều đặn cho cây quang hợp tốt.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

ĐIỀU KIỆN TRỒNG CÂY ĐIỀU Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG, MIỀN TÂY VÀ TÂY NGUYÊN

Điều là loại cây công nghiệp ưa chuộng của bà con nông dân ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cùng các bạn điều kiện trồng điều ở các tỉnh miền Đông, miền Tây và Tây Nguyên.

Điều là cây công nghiệp dài ngày quan trọng của nước ta. Đây là một trong những cây xuất khẩu mũi nhọn hiện nay. Việt Nam hiện đang đứng đầu trong các nước xuất khẩu nhân Điều, mang lại nguồn lợi không nhỏ cho cả người trồng lẫn các doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu. Trong đó, Cây Điều được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.


Điều giống là loại cây công nghiệp được bà con nông dân ưa chuộng

Với điều kiện sinh thái và sản xuất tương đối khác nhau, nước ta chia ra ba khu vực chính. Trong đó, cây Điều trồng ở miền Tây có phần ít hơn hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Ngày nay, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi để miền Tây trồng cây ăn trái hơn là cây Điều giống.

Cây Xanh Gia Nguyễn sẽ chia sẻ một số điều kiện trồng cây Điều ở miền Tây với cây điều ở miền Đông và Tây Nguyên thông qua bài viết này cùng bà con và các bạn.

Nhiệt độ và khí hậu ở mỗi khu vực trồng Điều

Vùng Ðông Nam Bộ được coi có điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng và khí hậu ổn định và phù hợp nhất với cây Điều. Đây cũng là vùng trồng điều lớn nhất cả nước. Đặc biệt nhiều ở tình Bình Phước, Đồng Nai.

Vùng Tây Nguyên thường có nhiệt độ thấp vào thời kỳ cây Điều ra hoa, đậu quả và hay bị hạn hán.

Trong khi đó, nhiệt độ thích hợp để trồng cây ăn trái, hơn là trồng các loại cây công nghiệp như Điều.

Điều kiện thổ nhưỡng thích hợp trồng cây Điều


Cây Điều có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau

Cây Điều có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau và trồng được ở nhiều vùng có thời tiết khác nhau. Tuy nhiên điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng Điều.

Cây Điều tại miền Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thích hợp nhất cho cây điều phát triển. Vì vậy, năng suất Điều ở đây cao hơn so với các vùng khác. Hạt Điều cũng to và đẹp, được thương lái khá ưa chuộng.

Điều được trồng nhiều hơn ở miền Đông. Trong đó, tỉnh Bình Phước có quỹ đất bazan chiếm khoảng 60% diện tích toàn tỉnh, rất thuận lợi cho sự phát triển tối ưu của cây Điều, cho năng suất cao.

Đồng Nai cũng là một đơn vị trồng nhiều Điều giống trong các tỉnh thành trên khắp cả nước. Sở hữu vùng đất đỏ bazan màu mỡ, Đồng Nai đã tạo điều kiện cho điều sinh trưởng và phát triển.

Cây Điều tại Miền Tây Nam Bộ


Cây Điều tại Miền Tây Nam Bộ

Miền Tây lại mạnh về cây ăn quả hơn là cây công nghiệp. Với vị trí địa lý được bao bọc bởi những con sông, phù sa bồi đắp quanh năm nên khu vực này thích hợp với việc trồng cây ăn quả hơn.

Theo một số tài liệu để lại, Điều được trồng ở các tỉnh An Giang, Vĩnh Long. Tuy nhiên, số lượng điều trồng không lớn. Người dân đã dần chuyển sang các loại cây ăn trái, điều kiện và thời tiết ở đây. Phần cây điều còn giữ lại để phục vụ cho các hoạt động du lịch của xứ sở cây trái này.

Cây Điều tại Tây Nguyên

Ở Tây Nguyên, Cây Điều vốn được coi là cây “xóa đói, giảm nghèo” của nhiều địa phương. Tuy nhiên, trong vòng năm năm trở lại đây do nhiều lý do, năng suất điều liên tục sụt giảm. Giá điều lên xuống thất thường khiến cho người trồng điều ở Tây Nguyên rất khó khăn.


Cây Điều tại Tây Nguyên

Trong khi đó, thổ nhưỡng nơi đây khá phù hợp với cây Cà Phê và Cao Su. Hai loại có hiệu quả kinh tế cao hơn Điều. Vì vậy, người dân chuyển sang trồng và phát triển Cao Su. Nhưng theo dự đoán trong tương lai, tỉ lệ người quay lại trồng Điều sẽ cao hơn. Vì cao su đang trong tình trạng rớt giá gây nhiều thiệt hại cho bà con.

Năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Điều thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã thành công trong việc tạo ra và xây dựng mô hình thâm canh Điều cao sản đạt năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh và khác phục thời tiết xấu. Nên một số địa phương đã trồng điều trở lại và “trẻ hóa” vườn điều già cỗi của mình.

Để được tư vấn về cây Điều cũng như cách trồng và chăm sóc, hãy liên hệ với Cây Xanh Gia Nguyễn, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc và cung cấp những thông tin hữu ích nhất.

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

CÂY ĐIỀU TRỒNG Ở KHU VỰC NÀO CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bình Phước được mệnh danh là thủ phủ của Điều giống. Vậy, những địa phương nào trồng nhiều Điều và cho năng suất cao? Bài viết dưới đây, Cây Xanh Gia Nguyễn sẽ chia sẻ cùng bạn.


Cây Điều trồng nhiều ở Bình Phước

Tình hình trồng điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Cây Điều là một loại cây công nghiệp lâu năm khá dễ trồng và chăm sóc, hợp với nhiều loại đất khác nhau. Cây Điều được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Trong đó Bình Phước là tỉnh có diện tích trồng Điều lớn nhất. Ở đây có đất đỏ, đất bazan chiếm gần 60% diện tích toàn tỉnh.

Hiện nay, Bình Phước chiếm hơn 45% diện tích điều cả nước. Đồng thời cũng chiếm hơn 40% sản lượng Điều thô của toàn quốc. Cây Điều được đánh giá là một trong những cây trồng chủ lực, đem lại giá trị kinh tế cao, giải quyết công ăn việc cho nhiều người nông dân.


Cây Điều là một loại cây công nghiệp lâu năm khá dễ trồng và chăm sóc, hợp với nhiều loại đất khác nhau

Năm 2014, Bình Phước có tổng diện tích trồng điều khoảng 135.000 ha. Trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 132.575 ha. Dự kiến  nếu năng suất gần 1tấn/ ha thì sản lượng điều của tỉnh đạt hơn 132 ngàn tấn hạt. Từ một loại cây trồng chủ lực, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho hàng ngàn hộ dân.

Các địa phương trồng nhiều điều ở tỉnh Bình Phước

Gần như cây Điều được trồng phổ biến ở tất cả các huyện trong tỉnh. Ví dụ như huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng, thị xã Đồng Xoài, Long Hưng, Đồng Phú,…

Cây Điều đã gắn bó với người dân Bình Phước nhiều năm nay. Mặc dù là cây trồng lâu năm, đầu tư chi phí nhiều, không chắc đến khi thu hoạch sẽ không có một loại cây khác lên ngôi. Nhưng từ nhiều năm qua, nhiều nông dân vẫn thủy chung với cây Điều, làm giàu từ trồng xen trong vườn Điều.

Nhiều người dân ở huyện Bù Đăng còn trồng cà phê xen Điều thu lợi đơn, lợi kép. Cây cà phê trồng dưới tán điều vẫn sẽ cho nhiều trái nhưng cần tỉa bớt cành Điều thường xuyên để cây nào cũng có ánh sáng mặt trời, vườn thông thoáng ít sâu bệnh Người ta đã trồng bắp, đậu xen trong vườn Điều để lấy ngắn nuôi dài. Ở những nơi đất dốc, người dân trồng cây lá nhíp giữa những hàng Điều, Cà Phê để chống xói mòn, vừa có rau ăn quanh năm, còn có lá nhíp mang ra chợ bán.


Cây Điều đã gắn bó với người dân Bình Phước nhiều năm nay

Ở huyện Bù Gia Mập có hộ dân còn trồng tiêu trên thân cây Điều, đem lại nguồn thu lớn hơn từ tiêu. Vài năm gần trước, nhiều hộ dân cũng bỏ cây Điều vì năng suất kém, mất công chăm bón nhiều mà hiệu quả kinh tế lại thấp hơn một số cây công nghiệp khác. Tuy nhiên gần đây, người ta mới tạo ra giống Điều cao sản, cho năng suất cao, chất lượng tốt lại chống chịu được sâu bệnh và thời tiết xấu, nên nhiều người đã quay trở lại với cây Điều.
Do áp dụng kĩ thuật trồng và chăm sóc mới, người dân tại Bình Phước đã phát triển kinh tế khá nhanh nhờ lợi nhuận mà cây điều đem lại. Đây vẫn được coi là thủ phủ của cây Điều và tỉnh trồng điều quan trọng hàng đầu trong ngành xuất khẩu điều của Việt Nam.