Cây Điều
Tên phổ thông : Điều, Đào Lộn HộtTên khoa học : Anacardium occidentale L
Họ thực vật : họ Đào lộn hột hay gọi họ Xoài – Anacardiaceae
Nguồn gốc xuất xứ : đông bắc Brasil
Phân bổ ở Việt Nam: miền Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
A. Đặc điểm hình thái:
Thân, tán , lá: Cây cao từ 3-9m.Thân ngắn cành dài. Lá đơn nguyên hình trứng tròn đều, mọc so le, cuống ngắn.
Hoa, quả, hạt: Hoa nhỏ, màu trắng, có mùi thơm dịu. Quả khô, không tự nở, hình thận, dài 2-3 cm, vỏ ngoài cứng, mặt hõm vào. Cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ, vàng hay trắng, do vậy người ta cứ tưởng đó là quả, còn quả thật đính vào là hạt, vì vậy mới có tên là Đào Lộn Hột. Hạt hình thận, có chứa nhiều chất béo.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: trung bình
Phù hợp với nhiều loại đất khác nhau. Đặc biệt, cây sinh trưởng phát triển tốt trên tầng đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa.. Phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới, vùng nóng ẩm và nửa khô hạn, không chịu được rét, dưới 7-8 0C cây ngừng sinh trưởng. Thích nghi tốt nhất với độ cao dưới 700m so với mực nước biển.
Là cây thực phẩm quý, cho nhiều vị thuốc tốt, Điều còn là cây phủ xanh đất trống đồi trọc, cây chắn gió, chắn cát. Quả Điều có nhiều công dụng. Nhân Điều rất ngon, được dùng trong chế biến Chocolate, kẹo, bánh ngọt, bánh quy, kem.
Trái Điều